Quản lý thị trường TP.HCM kiểm tra đồng loạt các điểm kinh doanh vàng
Theo thông tin ban đầu, khoảng 12 giờ cùng ngày, ô tô 16 chỗ biển số 61C - 331.35 chạy trên đường số 55, hướng từ đường số 46 ra quốc lộ 1.Trong lúc băng qua giao lộ đường số 55 - đường số 48 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân), ô tô 16 chỗ xảy ra va chạm với xe máy biển số 65G1 - 470.82 do người đàn ông ngoài 35 tuổi cầm lái, chạy cắt ngang đường.Hậu quả, người đàn ông chạy xe máy bị húc văng xa nhiều mét, xe máy kẹt dưới gầm ô tô. Người đàn ông bị thương rất nặng được đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Tại hiện trường xe máy hư hỏng kẹt dưới gầm ô tô, ô tô 16 chỗ nứt kính chắn gió.Người dân sống tại khu vực cho biết, giao lộ đường số 55 - đường số 48 (P.Tân Tạo, Q.Bình Tân) thường xuyên xảy ra các vụ va chạm, thắng gấp té ngã trong lúc băng qua giao lộ do không giảm tốc độ, thiếu quan sát. Vừa qua cơ quan chức năng cho lắp đặt hệ thống đèn vàng nhấp nháy tại giao lộ này để cảnh báo nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Tuy nhiên, tại thời điểm xảy ra sự cố trên, hệ thống đèn tại đây hoạt động không ổn định (đèn hoạt động, đèn không). Cũng theo người dân, khu vực này gần trường học nên cần được quan tâm, xử lý các tình huống, sự cố và có những giải pháp an toàn để người dân đi lại an tâm hơn.Nhận tin báo, Công an Q.Bình Tân đến xử lý hiện trường, trích xuất camera an ninh quanh khu vực để điều tra, làm rõ vụ tai nạn xe máy và ô tô 16 chỗ này.Bắc Cực ấm lên gây nguy cơ khó lường trên toàn cầu
Vào 14 giờ chiều nay 16.3, chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Phú Yên tổ chức diễn tại Nhà thi đấu đa năng TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Chương trình sẽ được tường thuật trực tuyến tại website Báo Thanh Niên (địa chỉ: thanhnien.vn).Sự kiện này không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT mà còn giúp thí sinh định hướng nghề nghiệp, nắm bắt được các cơ hội việc làm hấp dẫn.Gần 1.000 học sinh và giáo viên có mặt trực tiếp sẽ có cơ hội tìm hiểu và được cung cấp nhiều thông tin quan trọng và bổ ích về kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ năm 2025.14 giờ: Hơn 1.000 học sinh lớp 12 của 4 trường THPT của TX.Sông Cầu gồm Phan Đình Phùng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khuyến và Phan Chu Trinh đã có mặt tại nhà thi đấu TX.Sông Cầu để tham gia chương trình tư vấn.Tham dự chương trình còn có các khách mời: Thầy Lê Trung Toàn, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng; thầy Lê Quang Việt, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến; thầy Trần Ngọc Dũng, Hiệu trưởng THCS và THPT Võ Nguyên Giáp; thầy Bùi Trọng Vũ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Phan Chu Trinh.Đại diện nhà tài trợ có ông Nguyễn Hải Quang, Nhà máy nước khoáng Thạch Bích (Quảng Ngãi).14 giờ 25: Như truyền thống, mở đầu chương trình, Ban tổ chức dành các suất học bổng, mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho các học sinh giỏi của Trường THPT Phan Đình Phùng, TX.Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Học bổng này được tài trợ và trực tiếp trao tặng bởi Trường ĐH Tài chính Marketing và Trường ĐH Thái Bình Dương.Tuần vừa qua, Báo Thanh Niên phát hành Cẩm nang tuyển sinh 2025. Trong chương trình hôm nay, Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn phối hợp cùng Báo Thanh Niên tặng 100 cuốn cẩm nang cho học sinh 4 trường Phan Đình Phùng, Phan Chu Trinh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Khuyến như món quà may mắn cho các em trước kỳ thi.14 giờ 30: Chương trình tư vấn chính thức bắt đầu với các chuyên gia đến từ các trường ĐH:Chia sẻ về những điểm mới dự kiến trong tuyển sinh ĐH năm nay, thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Phó trưởng phòng Thông tin-Truyền thông, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết: "Năm 2025 là năm mà khóa học sinh theo học chương trinh giáo dục phổ thông 2018 sẽ tốt nghiệp. Bộ GD-ĐT có một số thay đổi, thứ nhất Bộ dự kiến sẽ không còn xét tuyển sớm, tất cả các phương thức sẽ tham gia xét tuyển cùng một đợt chung trên hệ thống xét tuyển của Bộ GD-ĐT. Chỉ có xét tuyển thẳng sẽ nhận hồ sơ sớm như những năm trước".Về xét học bạ, phải sử dụng kết quả của năm lớp 12. Năm nay các trường cũng không còn phân bổ chỉ tiêu giữa các phương thức, Bộ yêu cầu quy đổi tất cả các phương thức về một thang điểm để không còn sự chênh lệch giữa các phương thức. Các trường sẽ cung cấp cho thí sinh công thức quy đổi điểm.Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm nay xuất hiện nhiều môn thi mới nên mỗi ngành không còn giới hạn 4 tổ hợp môn như những năm trước, các em có thể lựa chọn tổ hợp phù hợp với môn thi của mình. Tuy không giới hạn nguyện vọng nhưng mỗi em chỉ trúng tuyển duy nhất một nguyện vọng nên các em cần cân nhắc để sắp xếp nguyện vọng hợp lý.Về điểm ưu tiên, năm 2025 không vượt quá 10% mức điểm tối đa, ví dụ thang điểm 30 thì điểm ưu tiên không được vượt quá 3 điểm.Ngay sau phần thông tin của thạc sĩ Hoàng Thanh Tú, Nguyễn Thị Như Tài, học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến, đặt câu hỏi : "Ngành quản trị khách sạn học trong vòng bao lâu, học xong có được đảm bảo việc làm?".Tiến sĩ Nguyễn Công Minh, Trưởng khoa Sau đại học, ĐH Duy Tân, giải đáp: "Đây là một trong những chuyên ngành được đông đảo thí sinh đăng ký theo học. Các em từ năm nhất đã đi thực tâm các môn về khách sạn nhà hàng tại các khách sạn 5 sao; năm 3, 4 có cơ hội thực tập tại Hồng Kông được trả lương, được hướng dẫn kỹ năng hoặc thực tập ở Đài Lan, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan. Các em cũng được trao đổi sinh viên ở Hàn Quốc. Vì thế các em an tâm học xong sẽ có cơ hội việc làm ở trong nước hoặc nước ngoài hoặc ngay tại tỉnh nhà".Tiếp theo, Nguyễn Nhã Phương, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng hỏi: "Ngành luật kinh tế cơ hội việc làm ra sao, trường có giới thiệu thực tập và việc làm cho sinh viên không?"Thạc sĩ Lê Trọng Tuyến, Phó trưởng phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Tài chính - Marketing, thông tin: "Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế, giao thương giữa các quốc gia rất phát triển nên việc hiểu luật rất quan trọng để mở rộng thị trường. Trường đào tạo theo định hướng ứng dụng nên các em được trang bị đầy đủ kiến thức về luật, kinh tế; được thực hành thực tập dựa trên các tình huống cụ thể. Trường tổ chức chuyến tham quan thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức luật, xây dựng những phòng học mô phỏng để lập những phiên tòa giả định cho sinh viên tham gia. Các em học 3,5 năm, 120 tín chỉ sẽ tốt nghiệp. Cơ hội việc làm ngành này rất lớn, các em có thể làm ở các công ty, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, công ty đa quốc gia, các trung tâm tư vấn luật trong lĩnh vực kinh tế".Kế đến, Hồ Nguyễn Thị Ý, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, thắc mắc: "Cơ hội du học và chính sách hỗ trợ của trường ĐH Nha Trang là gì?".Thạc sĩ Đỗ Văn Cao, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nha Trang, thông tin: "Trường ĐH Nha Trang có đội ngũ thầy cô tốt nghiệp tại các nước phát triển với mạng lưới liên kết quốc tế, nên các em sẽ có nhiều cơ hội hợp tác đào tạo ngắn hạn ở nước ngoài hoặc thực tập ở nước ngoài, hoặc tốt nghiệp sẽ có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ với hơn 30 nước như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Na Uy, Thuỵ ĐIển, Hà Lan, Mỹ...".Một học sinh đặt câu hỏi: "Khối ngành tài chính ngân hàng sẽ thực tập ở doanh nghiệp nào, cơ hội việc làm và lương của người mới ra trường ra sao?".Tiến sĩ Phạm Hoài Nam, Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Trường ĐH Tài chính kế toán, giải đáp: "Ngành tài chính ngân hàng tại trường đào tạo 3-4 năm. Trường thường xuyên rà soát cập nhật chương trình đào tạo, nên bám sát với nhu cầu thực tế, bổ sung nhiều học phần về công nghệ. Tốt nghiệp các em có thể làm việc ở các vị trí phân tích tài chính, giao dịch viên, cán bộ tín dụng... tại các ngân hàng... Thu nhập của sinh viên mới ra trường phụ thuộc vào năng lực và vị trí công tác. Các em cần giỏi công nghệ và kỹ năng mềm tốt sẽ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao".Ngay sau đó, Tường Linh, học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng, hỏi: "Ngành thiết kế đồ họa học phí ra sao và công việc có ổn định không?".Tiến sĩ Huỳnh Thanh Trang, Trưởng khoa Thiết kế và truyền thông Trường ĐH Thái Bình Dương, thông tin: "Đây là ngành học xu hướng, học phí mỗi học kỳ 8,7 triệu đồng. Hiện nay nhu cầu quảng bá thương hiệu xây dựng hình ảnh tương tác với khách hàng qua nền tảng số rất nhiều nên cơ hội việc làm của sinh viên rất lớn. Trường có nhiều doanh nghiệp đối tác nên học xong trường sẽ cam kết 100% việc làm nếu chọn làm việc tại các doanh nghiệp đối tác này".Tiếp theo chương trình, một học sinh băn khoăn: "Em đạt nguyện vọng 1 nhưng vì lý do nào đó em muốn học nguyện vọng 2 thì có cách nào không?"Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú giải đáp: "Nếu trong thời gian được điều chỉnh đăng ký thì em hoàn toàn có thể sắp xếp thay đổi lại nguyện vọng. Nhưng nếu đã có kết quả thì nếu muốn chọn nguyện vọng 2, em bắt buộc không xác nhận nhập học và đợi xét bổ sung nếu ngành học đó còn chỉ tiêu. Tuy nhiên, Việc này khá rủi ro vì rất hiếm trường tuyển bổ sung, đặc biệt các ngành "hot". Vì thế trong quá trình đăng ký, các em hết sức kỹ lưỡng và cân nhắc và lựa chọn nguyện vọng sao cho đúng ngành học mình mong muốn và nằm trong mức điểm có khả năng trúng tuyển".Một học sinh đặt câu hỏi rất thời sự: "Hiện nay nhiều học sinh chọn những ngành học 'hot', ngành xu hướng và phổ biến như quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, trí tuệ nhân tạo, vi mạch bán dẫn... Vậy những ngành học khoa học cơ bản như toán, vật lý, hóa học, địa chất, hải dương học... thì cơ hội việc làm thế nào và nhu cầu nhân lực khu vực miền Trung ra sao?"Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú chia sẻ: "Hiện nay các ngành khoa học cơ bản được ít thí sinh lựa chọn vì có vẻ nhàm chán và khó học, nhưng khoa học cơ bản chính là nền tảng để phát triển tư duy, phát triển xã hội. Các nhà khoa học có những sáng kiến đột phá có tác động tới cuộc sống hàng ngày, ví dụ phát minh ra thuốc chữa bệnh, sáng tạo ra công nghệ. Những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường... rất cần có sự nghiên cứu và giải quyết của các nhà khoa học. Nước ta cũng đưa ra chính sách đầu tư để phát triển đào tạo khoa học cơ bản, ngay cả các trường ĐH cũng có chính sách khuyến khích, gói học bổng 2 tỉ cho ngành khoa học cơ bản khoa học sự sống như địa chất, môi trường...Vậy giữa học ngành học xu hướng hay khoa học cơ bản, học sinh phải biết mình thích gì, muốn gì, phù hợp với cái gì. Có những ngành học kết hợp giữa khoa học cơ bản với các ngành khác như công nghệ giáo dục, kinh tế đất đai".Kế đến, một học sinh Trường THPT Phan Đình Phùng hỏi về ngành công nghệ thông tin chương trình Việt Nhật của Trường ĐH Nha Trang.Thạc sĩ Đỗ Văn Cao cho biết: "Đây là ngành học hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp. Theo học chương trình này, sinh viên sẽ có cơ hội hội thực tập tại Nhật Bản và tốt nghiệp sẽ được doanh nghiệp Nhật tuyển dụng nếu đạt yêu cầu. Chương trình được thiết kế theo đặt hàng của doanh nghiệp nên các em học xong sẽ đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của doanh nghiệp Nhật, do được chuyên gia Nhật tham gia giảng dạy".Tiếp theo chương trình, một học sinh thắc mắc: "Em nghe nói học phí trường tư khá đắt so với trường công có đúng hay không?".Thạc sĩ Hoàng Thanh Tú cho hay: "Học phí không quyết định bởi yếu tố công hay tư mà dựa vào thiết kế chương trình, quy mô đào tạo... Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM có chương trình đại trà học phí 28-38 triệu đồng/năm, chương trình đào tạo tăng cường tiếng Anh từ 40-dưới 50 triệu đồng/năm, chương trình tiên tiến 60-dưới 70 triệu đồng/năm. Học phí còn phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà sinh viên đăng ký".Tiến sĩ Phạm Hoài Nam cho hay Trường ĐH Tài chính kế toán thu học phí theo quy định của Chính phủ, trung bình 18 triệu đồng/năm, 75 triệu đồng/khoá. Một chương trình đào tạo có nhiều học phần, mỗi trường có sự đầu tư khác nhau nên chi phí khác nhau và học phí tương xứng, đảm bảo điều kiện cho sinh viên có môi trường học tập tốt. Một chương trình chất lượng thì cũng cần có sự đầu tư nhiều và như vậy học phí cũng sẽ cao hơn.Thạc sĩ Đỗ Văn Cao thông tin Trường ĐH Nha Trang có mức học phí trung bình 16-18 triệu đồng/năm tùy số lượng tín chỉ. Trong đó 310.000 đồng/tín chỉ cho các môn đại cương, 450.000-550.000 đồng/tín chỉ cho môn chuyên ngành. Chương trình tiên tiến thì học phí cao hơn.Tiến sĩ Huỳnh Thanh Trang cho hay Trường ĐH Thái Bình Dương là trường tư thục tuy nhiên học phí trung bình 8,7 triệu đồng/học kỳ, mỗi năm 3 học kỳ. Tuy học phí không quá cao nhưng điều kiện học tập được trường đầu tư các thiết bị thực hành và từ năm nhất, năm 2 các em đã được trải nghiệm thực hành thực tập tại các doanh nghiệp.Thạc sĩ Lê Trọng Tuyến cho biết Trường ĐH Tài chính-Marketing xây dựng học phí dựa trên định mức kinh tế kỹ thuật, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng nên việc đầu tư cơ sở vật chất phải tương xứng. Theo đó, chương trình chuẩn có học phí 30 triệu đồng/năm. Ngoài ra chương trình tích hợp có cơ sở vật chất hiện đại, học một số học phần bằng tiến Anh nên học phí 45 triệu đồng/năm, chương trình tiếng Anh toàn phần 64 triệu đồng/năm.
Phẫn nộ ô tô liều lĩnh quay đầu 'như tự sát' trên cao tốc
Những cầu thủ Bình Dương đang chơi khá hay là tiền vệ Võ Hoàng Minh Khoa và tiền đạo Nguyễn Trần Việt Cường. Đây là 2 gương mặt ghi bàn cho đội Bình Dương, khi đội này ngược dòng đánh bại Bình Định 2-1 trong trận đấu thuộc vòng 10 V-League, diễn ra tối 17.1.Điều đáng nói ở chỗ, đây không phải lần đầu ở mùa giải 2024-2025, Việt Cường và Minh Khoa tỏa sáng. Trước nữa, ở mùa giải 2023-2024, các cầu thủ nói trên cũng chơi rất hay. Trải qua nhiều đời HLV, từ thời HLV Lê Huỳnh Đức, sang đến thời HLV Hoàng Anh Tuấn, và bây giờ là HLV Nguyễn Công Mạnh, các cầu thủ vừa nêu đều được tin dùng ở CLB Bình Dương, chứng tỏ họ rất ổn định.Minh Khoa là 1 trong những cầu thủ để lại nhiều sự tiếc nuối lớn nhất, khi anh không được triệu tập lên đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho AFF Cup 2024. HLV Hoàng Anh Tuấn, cựu HLV của đội tuyển U.23 Việt Nam và CLB Bình Dương, từng đánh giá rất cao Minh Khoa. Ông Tuấn cho rằng Minh Khoa xứng đáng được thử sức ở cấp độ đội tuyển quốc gia.Có thể việc HLV Kim Sang-sik chưa gọi Minh Khoa lên đội tuyển tại AFF Cup vừa rồi, vì chưa đến thời điểm thích hợp để ông Kim triệu tập cầu thủ này, trong bối cảnh danh sách dự AFF Cup 2024 chỉ có giới hạn.Tuy vậy, ở giai đoạn đội tuyển Việt Nam tham dự vòng loại Asian Cup 2027 trong năm nay sẽ khác. Vòng loại Asian Cup là giải đấu kéo dài, trải dài từ tháng 3.2025 đến tháng 3.2026. Với những giải đấu kéo dài như thế, các HLV cần lực lượng cầu thủ đông đảo, để người này có thể thay thế cho người kia, khi có cầu thủ trong đội hình chấn thương, thẻ phạt, hoặc xuống phong độ. Với Minh Khoa, biết đâu ở một thời điểm nào đấy thuộc chiến dịch vòng loại Asian Cup của đội tuyển Việt Nam, Hoàng Đức hoặc Hai Long sa sút thể lực, sa sút phong độ, khi đó Minh Khoa có thể có cơ hội được HLV Kim Sang-sik sử dụng.Điều tương tự cũng có thể đến với Nguyễn Trần Việt Cường. Cầu thủ này bắt đầu bước vào tuổi 25, độ tuổi đẹp nhất của đời cầu thủ. Về lý thuyết, tài năng của Việt Cường bắt đầu ở vào giai đoạn nở rộ nhất. Việc Việt Cường thường xuyên ghi những bàn thắng đẹp và quan trọng cho CLB Bình Dương thời gian qua tại giải đấu trong nước phản ánh chi tiết nói trên.Ở đội Bình Dương, thông thường Việt Cường và Vĩ Hào sẽ luân phiên xuất hiện bên cạnh tiền đạo chủ lực Nguyễn Tiến Linh, họ cùng nhau tạo nên sức mạnh trên hàng tấn công của đội bóng miền Đông Nam bộ. Hoặc khi cần, các HLV của Bình Dương có thể xếp Việt Cường, Vĩ Hào và Tiến Linh xuất hiện cùng lúc trên sân, nhằm tăng sức tấn công cho đội bóng của mình. Đây là phương án mà HLV Kim Sang-sik có thể tham khảo. Vị HLV người Hàn Quốc có thể gọi Nguyễn Trần Việt Cường vào đội tuyển quốc gia, bố trí cho Việt Cường vị trí tiền đạo lùi (nếu đội tuyển Việt Nam thi đấu với sơ đồ có 2 tiền đạo), hoặc tiền đạo cánh (nếu đội tuyển Việt Nam chơi với sơ đồ có 3 tiền đạo), như cách Việt Cường vẫn được sử dụng ở CLB Bình Dương.Ngoài ra, sự có mặt của Việt Cường có thể giúp cho hàng tấn công của đội tuyển Việt Nam đa dạng hơn về mặt nhân sự. So về năng lực, Việt Cường có thể cạnh tranh vị trí với Vĩ Hào, Châu Ngọc Quang hay Đinh Thanh Bình ở cấp độ đội tuyển quốc gia. Điểm mạnh khác của Nguyễn Trần Việt Cường là thể hình (cao 1,80 m) và tài đá phạt. Cầu thủ này sẽ giúp đội bóng của HLV Kim Sang-sik bổ sung thêm sự nguy hiểm trong các pha không chiến và những tình huống cố định.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Nghị lực của nữ sinh có biệt danh 'Thị Nở'
Ngày 28.1 (29 tết), Công an Q.12 (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (P.Thạnh Xuân).Theo thông tin ban đầu, khoảng 13 giờ cùng ngày, người dân thấy cháy bên trong xưởng sản xuất nón bảo hiểm. Nhiều người huy động bình chữa cháy nhỏ để dập lửa nhưng bất thành.Bên trong xưởng có nhiều vật dụng dễ cháy nên ngọn lửa nhanh chóng bùng lên dữ dội. Khói đen bốc cao bao trùm cả một khu vực. Sợ cháy lan, các nhà dân kế bên vụ cháy đã di dời tài sản ra ngoài. Nhiều người cũng di tản ra xa khu vực cháy để tránh bị ngạt khói.Nhận tin báo, Đội Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an Q.12 điều phương tiện cùng cán bộ, chiến sĩ đến hiện trường. Lính cứu hỏa chia ra nhiều hướng để tiếp cận đám cháy dập lửa, chống cháy lan, bảo vệ các nhà dân xung quanh.Hơn 1 giờ sau, đám cháy được kiểm soát, dập tắt. Vụ cháy không gây thương vong về người, tuy nhiên làm thiệt hại nhiều tài sản.Hiện nguyên nhân cũng như thiệt hại từ vụ cháy xưởng sản xuất nón bảo hiểm ở hẻm 80A đường TX38 (Q.12) đang được công an làm rõ.